Cách đơn giản kiểm tra laptop zin nguyên bản và đúng xuất xứ

Hiện nay thị trường Việt Nam có rất nhiều dòng laptop mà người bán thường cam kết là hàng nhập từ Mỹ, EU, Nhật, Anh, Pháp… mà không ai “khoe” là nhập từ nước láng giềng China hay còn gọi thân thương là Tàu Khựa.

Lý do không ai dám nhận hàng nhập từ tàu khựa thì phần lớn mọi người đều đã rõ. Tàu khựa nổi tiếng với nhiều loại hàng nhái hàng giả hàng fake tinh vi cũng như ngay cả hàng “xịn” cũng còn nhiều vấn đề. Điện thoại, máy tính thì cài sẵn phần mềm virus, gián điệp; chất lượng hàng hóa thường không cao nhiều hỏng hóc và có nhiều nguy cơ chập cháy nổ với đồ điện tử. Thế nên mặc dù nhiều shop có nhập hàng từ Tàu khựa nhưng chẳng mấy shop dám thẳng thắn công khai. Suy cho cùng đó cũng là một hành động lừa đảo/ lừa dối khách hàng đáng lên án.

Nhân dịp đầu năm 2019, laptopbendep.online cũng xin giới thiệu thêm một phương thức kiểm tra laptop để xác định nguồn gốc hàng hóa giảm thiểu rủi ro cho khách hàng; cũng giảm thiểu thiệt hại cho khách hàng phải mua hàng rẻ Tàu khựa với giá hàng Mỹ, EU, Nhật…

1.Thông qua tem nhãn là thứ dễ dàng đầu tiên

Thường hàng nào sẽ có tiếng đó, nói hàng Mỹ thì hiển nhiên tem nhãn tiếng anh, bàn phím tiếng anh, check serial/service tag trên hệ thống web của nhà sản xuất cũng phải thể hiện rõ là đúng nguồn gốc xuất xứ

Nên xem xét kĩ những shop bán hàng Mỹ, Châu Âu mà bàn phím lại Nhật bản, Thailand…

Cách này là cách dễ dàng nhìn được qua phương pháp dễ nhất: dùng mắt quan sát

2. Thông qua kiểm tra kĩ sạc của laptop

Dùng phương pháp kiểm tra ngôn ngữ in trên sạc cũng là một cách. Máy nhập Mỹ mà sạc nhập Nhật thì cũng đáng ngại phải không?

Ngoài ra cần kiểm tra chân cắm của sạc xem đúng chuẩn không. Thông thường mỗi vùng sẽ dùng một chuẩn chân cắm sạc riêng. Ở bên dưới là các chuẩn chân cắm tương ứng của Mỹ, Canada và EU

Sạc chuẩn Mỹ, Canada và Asia/VN
Sạc chuẩn EU, China

Nhìn các chuẩn chân cắm trên các sẽ thấy chuẩn Type-C là rất quen thuộc do các thiết bị điện tử bán ra tại Việt Nam đều dùng chân này. Các chuẩn Type-A và Type-B sẽ đi với các thiết bị gồm cả sạc laptop nguồn gốc Mỹ (japan-Nhật cũng cùng chuẩn với Mỹ). Riêng chuẩn I ở Việt Nam chắc 99.99% là của Tàu khựa rồi vì hàng xóm láng giềng lại còn giao thương dễ dàng. Tuy nhiên Việt Nam không có ổ cắm nào phù hợp với chuẩn sạc Tàu khựa nên các shop bán hàng nhập từ tàu sẽ chuyển sang chân Type-C của VN hoặc một số cửa hàng sẽ kiếm được chân Type-F của EU.

Tuy nhiên khi mua hàng nên lưu ý nếu hàng nhập Mỹ sao sạc lại chuẩn VN EU hay Tàu? và ngược lại nếu hàng EU sao chân sạc theo chuẩn VN/Mỹ…? Chỉ thêm một lưu ý nhỏ như này cũng có thể giúp người mua tránh được những shop cam kết bán hàng nguyên bản mà hóa ra lại không nguyên bản từ chính adapter (charger) là thành phần quan trọng của laptop/ máy tính.

Các bạn tham khảo chi tiết đầy đủ các chuẩn chân cắm của các nước trên thế giới ở link bên dưới

Leave a Reply

Your email address will not be published.