Hiện nay thị trường Việt Nam có rất nhiều dòng laptop mà người bán thường cam kết là hàng nhập từ Mỹ, EU, Nhật, Anh, Pháp… mà không ai “khoe” là nhập từ nước láng giềng China hay còn gọi thân thương là Tàu Khựa.
Lý do không ai dám nhận hàng nhập từ tàu khựa thì phần lớn mọi người đều đã rõ. Tàu khựa nổi tiếng với nhiều loại hàng nhái hàng giả hàng fake tinh vi cũng như ngay cả hàng “xịn” cũng còn nhiều vấn đề. Điện thoại, máy tính thì cài sẵn phần mềm virus, gián điệp; chất lượng hàng hóa thường không cao nhiều hỏng hóc và có nhiều nguy cơ chập cháy nổ với đồ điện tử. Thế nên mặc dù nhiều shop có nhập hàng từ Tàu khựa nhưng chẳng mấy shop dám thẳng thắn công khai. Suy cho cùng đó cũng là một hành động lừa đảo/ lừa dối khách hàng đáng lên án.
Nhân dịp đầu năm 2019, laptopbendep.online cũng xin giới thiệu thêm một phương thức kiểm tra laptop để xác định nguồn gốc hàng hóa giảm thiểu rủi ro cho khách hàng; cũng giảm thiểu thiệt hại cho khách hàng phải mua hàng rẻ Tàu khựa với giá hàng Mỹ, EU, Nhật…
1.Thông qua tem nhãn là thứ dễ dàng đầu tiên
Thường hàng nào sẽ có tiếng đó, nói hàng Mỹ thì hiển nhiên tem nhãn tiếng anh, bàn phím tiếng anh, check serial/service tag trên hệ thống web của nhà sản xuất cũng phải thể hiện rõ là đúng nguồn gốc xuất xứ
Nên xem xét kĩ những shop bán hàng Mỹ, Châu Âu mà bàn phím lại Nhật bản, Thailand…
Cách này là cách dễ dàng nhìn được qua phương pháp dễ nhất: dùng mắt quan sát
2. Thông qua kiểm tra kĩ sạc của laptop
Dùng phương pháp kiểm tra ngôn ngữ in trên sạc cũng là một cách. Máy nhập Mỹ mà sạc nhập Nhật thì cũng đáng ngại phải không?
Ngoài ra cần kiểm tra chân cắm của sạc xem đúng chuẩn không. Thông thường mỗi vùng sẽ dùng một chuẩn chân cắm sạc riêng. Ở bên dưới là các chuẩn chân cắm tương ứng của Mỹ, Canada và EU
Sạc chuẩn Mỹ, Canada và Asia/VNSạc chuẩn EU, China
Nhìn các chuẩn chân cắm trên các sẽ thấy chuẩn Type-C là rất quen thuộc do các thiết bị điện tử bán ra tại Việt Nam đều dùng chân này. Các chuẩn Type-A và Type-B sẽ đi với các thiết bị gồm cả sạc laptop nguồn gốc Mỹ (japan-Nhật cũng cùng chuẩn với Mỹ). Riêng chuẩn I ở Việt Nam chắc 99.99% là của Tàu khựa rồi vì hàng xóm láng giềng lại còn giao thương dễ dàng. Tuy nhiên Việt Nam không có ổ cắm nào phù hợp với chuẩn sạc Tàu khựa nên các shop bán hàng nhập từ tàu sẽ chuyển sang chân Type-C của VN hoặc một số cửa hàng sẽ kiếm được chân Type-F của EU.
Tuy nhiên khi mua hàng nên lưu ý nếu hàng nhập Mỹ sao sạc lại chuẩn VN EU hay Tàu? và ngược lại nếu hàng EU sao chân sạc theo chuẩn VN/Mỹ…? Chỉ thêm một lưu ý nhỏ như này cũng có thể giúp người mua tránh được những shop cam kết bán hàng nguyên bản mà hóa ra lại không nguyên bản từ chính adapter (charger) là thành phần quan trọng của laptop/ máy tính.
Các bạn tham khảo chi tiết đầy đủ các chuẩn chân cắm của các nước trên thế giới ở link bên dưới
Có thể chúng ta nghĩ rằng macOS thỉnh thoảng mới nâng cấp một lần và không có nhiều bản cập nhật,
vá lỗi liên tục như trên iOS cho iPhone, và người dùng chỉ quan tâm cập
nhật của iOS nhiều hơn là MacOS. Nhưng thực tế macOS cũng thường xuyên
được cập nhật và sửa lỗi
để cho người dùng có trải nghiệm tốt hơn. Người dùng máy tính Mac nói
chung đều hiểu được macOS sinh ra là để sử dụng cho mọi người, dễ tiếp
cận, thao tác không phức tạp, quản lí files trực quan hơn, làm việc trên
máy tính mac cũng rất hiệu quả và nhanh chóng.
Mình xin thống kê về các bản cập nhật macOS trong năm 2018 có những gì hay, có gì đặc biệt, có gì chưa được tốt, v.v
Cập nhật nghày 19 tháng 2, hệ điều hành hỗ trợ: macOS High Siera 10.13.3
Chi tiết:
Giải quyết lỗi bảo mật Spectre và Meltdown
Tuy không thông báo trong nội dung bản cập nhật nhưng Apple có sửa
lỗi mật khẩu trong menu App Store nằm ở System Preferences, người dùng
đã bị tình trạng nhập mật khẩu không chính xác vẫn có thể vào được.
macOS High Sierra 10.13.4
Cập nhật ngày 29 tháng 3, hệ điều hành hỗ trợ: OS X El Capitan 10.11.6; macOS Sierra 10.12.6; macOS High Sierra 10.13.3
Chi tiết:
Thêm hỗ trợ hội thoại Doanh nghiệp trong Messages cho người dùng Mỹ
Thêm hỗ trợ bộ xử lý đồ hoạ gắn ngoài (eGPUs)
Khắc phục lỗi đồ hoạ trên một số máy iMac Pro
Cho phép chuyển sang Tab xem nhiều nhất trên Safari bằng tổ hợp phím: Command + 9
Cho phép sắp xếp Bookmarks theo tên hoặc URL bằng cách: Nhấn chuột phải và chọn “Sort by” (sắp xếp)
Khắc phục lỗi xem trước liên kết Web được chia sẻ trong Messages
Bảo vệ riêng tư qua hành động AutoFilling (tự động điền) mật khẩu và tên người dùng ở Safari
Hiển thị cảnh báo trong trường hợp Tìm Kiếm Thông Minh qua thẻ tín dụng hoặc mật khẩu ở một số trang Web không được mã hoá trên Safari
Hiển thị liên kết về cách sử dụng và bảo mật thông tin cá nhân của người dùng, khi Apple sử dụng thông tin của bạn
Tuy nhiên, một số người dùng bị dính lỗi không thể cài đặt ứng dụng từ
App Store, lỗi này sẽ hiện biểu tượng “Đang tải về” xoay liên tục nhưng
không hề có hành động tải xuống.
macOS High Sierra 10.13.5
Cập nhật ngày 1 tháng 6, hệ điều hành hỗ trợ: OS X El Capitan 10.11.6; macOS Sierra 10.12.6; macOS High Sierra 10.13.4
Chi tiết:
Hỗ trợ lưu tin nhắn từ Messages lên iCloud, lưu trữ cả thư và tệp đính kèm để giải phóng dung lượng trên máy tính Mac
Để lưu trữ, từ Messages bạn bấm vào trên góc trái màn hình – Preferences (tuỳ chọn) – và tick vào ô như trong hình
macOS High Sierra 10.13.6 (bản cập nhật bổ sung cho MacBook Pro 2018)
Cập nhật ngày 28 tháng 8, thiết bị hỗ trợ: MacBook Pro 2018 có TouchBar
Chi tiết:
Bản cập nhật này sữa lỗi hiệu năng không ổn định trên các dòng MacBook
Pro mới, lúc xung nhịp tăng cao, lúc giảm xuống đột ngột.
Đồng thời cải thiện độ tin cậy của MacBook Pro với TouchBar.
Đây là bản cập nhật cuối cùng của macOS High Sierra ra mắt từ 2017
Đây là hệ điều hành mới nhất và đặc biệt nhất năm, được giới thiệu ngày 4
tháng 6 tại WWDC 2018 và chính thức ra mắt ngày 24 tháng 9, các thiết
bị hỗ trợ:
MacBook (đầu 2015 trở đi)
MacBook Air (giữa 2012 trở đi)
MacBook Pro (giữa 2012 trở đi)
Mac Mini (cuối 2012 trở đi)
iMac (cuối 2012 trở đi)
iMac Pro (tất cả dòng máy)
Mac Pro (Giữa 2010, giữa 2012 và cuối 2013)
Hệ điều hành hỗ trợ: OS X El Capitan 10.11.6; macOS Sierra 10.12.6; macOS High Sierra 10.13.6
Chi tiết:
Lần đầu tiên hỗ trợ Dark Mode:
Giao diện tối giúp người dùng tập trung hơn khi sử dụng, thanh Menu để
kiểu ẩn, tạo ra môi trường làm việc đẹp hơn trên máy, người dùng không
bị phiền khi nhìn sáng quá mức. Các ứng dụng mặc định của Apple và thậm
chí bên thứ ba đều hỗ trợ Dark Mode.
Quản lí Files gọn gàng hơn trên màn hình chính, phân ra từng mục tệp khác nhau như Hình ảnh; PDF; Chụp màn hình; Tài liệu; v.v
Finder thông minh hơn: Người
dùng có thể tìm hình ảnh hay tệp nào đó qua các từ khoá hoặc các Tags,
Metada,… Có các tinh chỉnh nhanh như Xoay ảnh,Đánh dấu,Trang trí. Metadata chi tiết hơn khi hiển thị từ khẩu độ, tốc độ màn chập, thiết bị chụp, chất lượng ảnh, ISO, Giờ giấc và địa điểm.
Quick Look: Edit nhanh trên
File xem trước mà không cần phải mở nó, người dùng có thể trang trí
thêm, xuất file, xuất định dạng, cắt xén hình, xoay hình
Chụp màn hình thông minh hơn, có thể tuỳ chỉnh chụp cửa sổ, Record màn hình: Tổ hợp phím Command + Shift + 5
Thêm các ứng dụng: Apple News, Stocks (chứng khoán), Homekit, Voice Memos
Safari bảo mật hơn
Hỗ trợ tuyệt vời cho iPhone: Bạn có thể chụp ảnh trên iPhone và chèn
ngay vào tệp trên Mac, tương tự như scan và sẽ có tức thì trên Finder
giúp bạn làm việc nhanh gọn
Anh em xem thêm về các tính năng mới trên macOS Mojave tại: Đây
macOS Mojave 10.14.1
Cập nhật ngày 30 tháng 10, hệ điều hành hỗ trợ: macOS Sierra 10.12.6; macOS High Sierra 10.13.6; và macOS Mojave 10.14
Chi tiết:
Thêm các hỗ trợ cuộc gọi và âm thanh trên FaceTime, có thể gọi cùng một lúc 32 người (Group FaceTime)
Thêm 70 emoji mới: Thêm các nhân vật
tóc đỏ, tóc xám, tóc xoăn. Thêm Emoji người hói, khuôn mặt có nhiều cảm
xúc cười hơn, bổ sung Emoji động vật, thực phẩm, thể thao
Đây cũng là bản cập nhật với các tính
năng song song với iOS 12, nói cách khác, người dùng muốn trải nghiệm
tốt từ Mac qua iPhone thì nên update iOS 12 và macOS Mojave cùng lúc.