Đánh giá Dell Precision 7510 – Mỏng nhẹ hơn, thời lượng pin tốt

Precision 7510 thuộc dòng workstation di động thế hệ mới của Dell chính thức ra mắt người dùng vào cuối năm ngoái và đây cũng là phiên bản thay thế cho M4800 trước đây. Sản phẩm không chỉ có thiết kế mỏng nhẹ, nhiều tùy chọn cấu hình mạnh hơn mà còn có thời lượng dùng pin tốt hơn đáng kể, đạt đến 16 giờ liên tục với pin công suất lớn.

Về cấu hình phần cứng, Precision 7510 trang bị card đồ họa Quadro M1000M tối ưu cho một số ứng dụng chuyên nghiệp như đồ họa, kiến trúc, dựng hình số hay biên tập video. Đây là những ứng dụng không chỉ yêu cầu cao về năng lực tính toán của bộ xử lý và card đồ họa mà quan trọng hơn là sự ổn định, bền bỉ để hoạt động liên tục trong quãng thời gian dài.

Đang tải Dell 7510_tinhte.vn 1.jpg…

Precision 7510 phiên bản Tinhte thử nghiệm có giá tham khảo 26,9 đồng. Cấu hình phần cứng trang bị chip Core i5-6300HQ, đồ họa Quadro M1000M với 2GB GDDR5, 8GB RAM DDR4 bus 2.133 MHz, ổ cứng 1TB cùng màn hình 15,6 inch Full HD với khả năng hiển thị 45% color gamut.

Ưu điểm

  • Thiết kế mạnh mẽ, độ bền đạt chuẩn MIL-STD 810G
  • Hiệu năng tổng thể, năng lực xử lý đồ họa tốt
  • Bàn phím chống tràn, tích hợp đèn nền LED tiện dụng
  • Giá hấp dẫn.

Nhược điểm

  • Màn hình hở sáng nặng
  • Chỉ dùng HDD truyền thống, ít nhiều ảnh hưởng đến hiệu năng tổng thể.

Kiểu dáng, thiết kế

​Precision 7510 có thiết kế đẹp với những đường nét đơn giản, các góc cạnh được bo tròn mang lại cảm giác mềm mại nhưng vẫn toát lên được vẻ lịch lãm tạo sự hấp dẫn người dùng. Vỏ máy chất liệu nhựa, mặt trên phủ sợi carbon bên ngoài mang lại sự chắc chắn, đáng tin cậy của sản phẩm.

Sự thay đổi có thể nhận thấy về kiểu dáng sản phẩm là mỏng nhẹ hơn so phiên bản M4800 với các “số đo” 37,8 x 26,1 x 2,78 cm và nặng 2,79 kg. Tuy nhiên nếu so với các laptop dòng phổ thông thì Precision 7510 vẫn chưa bắt kịp được xu hướng mỏng nhẹ hiện nay.

Điều này cũng hoàn toàn bình thường vì hai điểm nhấn quan trọng nhất của workstation là sự mạnh mẽ và bền bỉ trong công việc, thay vì chú trọng vào kiểu dáng thời trang hay sự mỏng nhẹ cho di động. Theo thông tin nhà sản xuất cho biết cấu trúc khung máy Precision 7510 đạt chuẩn MIL-STD 810G của quân đội Mỹ khi vượt qua một loạt các bài thử nghiệm về độ tin cậy và độ bền.

Hệ thống làm mát card đồ họa và bộ xử lý thiết kế riêng biệt giúp việc tản nhiệt hiệu quả, đảm bảo tính bền bỉ để hoạt động liên tục trong một quãng thời gian dài. Phần thân trong và vùng đệm kê tay cũng sử dụng chất liệu hợp kim nhôm nhằm tăng khả năng tản nhiệt trong khi chân đế cao su cỡ lớn ở mặt dưới có tác dụng hấp thụ chấn động và chống trượt tốt hơn.

Cổng giao tiếp, khả năng nâng cấp

​Như đề cập trên, thiết kế Precision 7510 đáp ứng tối đa công việc nên hỗ trợ nhiều cổng kết nối khác nhau, gồm ngõ xuất tín hiệu hình ảnh HDMI lẫn mini DisplayPort, 4 cổng USB 3.0, bộ đọc thẻ “3 trong 1” và ngõ cắm headphone tích hợp micro.

Các cổng giao tiếp chủ yếu phân bổ ở hai cạnh bên thân máy và cách bố trí này tiện dụng hơn, tránh bị vướng víu khi cần kết nối nhiều thiết bị khác nhau. Đáng tiếc là mẫu laptop Dell không hỗ trợ cổng xuất hình analog VGA nhưng điều này dường như không ảnh hưởng đến việc sử dụng của bạn.

Về khả năng nâng cấp, thay thế linh kiện phần cứng tuy mất thời gian nhưng dễ thực hiện, không đòi hỏi người dùng có sự am hiểu về phần cứng máy tính. Sử dụng thực tế cho thấy nếu khả năng tài chính cho phép, bạn có thể cân nhắc việc gắn thêm SSD và dùng nó làm phân vùng hệ thống cài đặt Windows cùng các ứng dụng trên đó. SSD không chỉ cải thiện đáng kể hiệu năng tổng thể mà còn giúp máy tính có sự tin cậy cao hơn do có khả năng chống sốc tốt hơn, rút ngắn thời gian khởi động hệ điều hành và các ứng dụng khởi chạy nhanh hơn.

Màn hình

Precision 7510 trang bị màn hình 15,6 inch, độ phân giải 1.920 x 1.080 pixel cùng tấm nền IPS với khả năng tái hiện khoảng 45% dải màu tiêu chuẩn. Ngoài ra, màn hình còn được phủ lớp chống chói (anti-glare) giúp góc nhìn linh hoạt trong môi trường có nguồn ánh sáng từ nhiều hướng khác nhau, góc nhìn màn hình mở rộng khoảng 170 độ mà hình ảnh không bị biến đổi màu sắc dù tối hơn một chút.

Tất nhiên đây không phải là sự “xuống cấp” so với mẫu Precision M4800 vì với dòng sản phẩm mới, Dell cũng đưa ra nhiều tùy chọn khác nhau để người dùng lựa chọn theo nhu cầu sử dụng và khả năng tài chính. Cụ thể nếu cần độ phân giải cao và cần thể hiện màu sắc chính xác tuyệt đối cho công việc thiết kế hay chỉnh sửa hình ảnh, bạn có thể chọn phiên bản UltraSharp với Premium Panel Guarantee đạt 72% color gamut hoặc UltraSharp PremierColor Wide đạt 100% color gamut.

​Thử nghiệm trong môi trường văn phòng cho thấy chất lượng hình ảnh Precision 7510 thể hiện tốt với khả năng tái tạo màu sắc gần với thực tế, hình ảnh hiển thị sắc nét, độ tương phản cao và ít bị chói sáng. Các bước chuyển màu, mức độ sáng tối cũng như sắc xám và trắng dễ phân biệt, mang lại cảm giác dễ chịu khi làm việc với tài liệu văn bản.

Điểm lưu ý với mẫu Precision 7510 Tinhte thử nghiệm là lỗi hở sáng khá nặng ở cạnh phải màn hình. Tất nhiên đây không phải là lỗi của cả dòng sản phẩm mà chỉ là vấn đề của riêng sản phẩm này.

Bàn phím và touchpad

Có thể nhận thấy thiết kế bàn phím Precision 7510 mang nhiều nét tương đồng với M4800 và cả dòng laptop chuyên game Dell Alienware và ThinkPad của Lenovo. Cụ thể bàn phím vừa có nút trỏ chuột (track stick) cùng hai nút nhấn trái, phải nằm ngay dưới, mang chút phong vị “hoài cổ” kết hợp cùng nét hiện đại của touchpad cảm ứng đa điểm thông minh và bộ đọc dấu vân tay ở cạnh phải.

Bên cạnh đó, bàn phím cũng được trang bị đèn nền với hai mức độ sáng khác nhau có thể tùy chỉnh theo môi trường làm việc. Khả năng chống tràn nhờ lớp phim trong suốt bên dưới nhưng đáng tiếc không trang bị bộ bảo mật vân tay FingerPrint như một bước xác thực người dùng, ngăn chặn truy cập dữ liệu trái phép.

​Thử nghiệm thực tế cho thấy các phím nhấn êm, bề mặt phím cong nhẹ và độ đàn hồi tốt mang lại cảm giác phím rõ ràng, bạn dễ dàng lướt trên bàn phím khi gõ nhanh văn bản mà không sợ nhấn nhầm. Về touchpad đáp ứng tốt thao tác người dùng, kích thước lớn và cảm giác trơn mịn do độ ma sát thấp giúp trỏ chuột di chuyển chính xác. Dù vậy, hai phím trái phải chuột thiết kế rời nên không tạo được sự liền mạch trong tổng thể sản phẩm.

Đánh giá hiệu năng

Thử nghiệm với cấu hình phần cứng gồm chip Core i5-6300HQ (2,3 – 3,2GHz, 8MB smart cache), đồ họa Quadro M1000M với 2GB GDDR5, 8GB RAM DDR4 bus 2.133 MHz, ổ cứng 1TB tha hồ cho bạn lưu dữ liệu, video độ nét cao trong quá trình làm việc.

​Điểm cần lưu ý với cấu hình trên là mẫu card đồ họa tầm trung Nvidia Quadro M1000M, hỗ trợ OpenGL 4.5 và bộ thư viện đồ họa DirectX 12 có sẵn trong Windows 10. Thiết kế card dựa trên nhân đồ họa GM07 kiến trúc Maxwell với 512 trên tổng số 640 shader core được kích hoạt, chạy ở xung nhịp mặc định 993 MHz và có thể tăng tốc đạt 1.072 MHz ở chế độ Boost. Card cũng được trang bị 2GB bộ nhớ GDDR5, xung nhịp (memory clock) 1.250 MHz với độ rộng băng thông 128 bit.

Theo Nvidia cho biết Quadro M1000M được tối ưu cho một số phần mềm thiết kế CAD như AutoCad, Solidworks, MDT hoặc dựng hình số DCC (digital content creation). Vì vậy sẽ rất khập khiễng nếu dựa vào những kết quả bên dưới để kết luận hiệu năng sản phẩm mạnh hay yếu so với các laptop trang bị đồ họa rời dòng GeForce của Nvidia hoặc AMD Radeon vì đơn giản chúng không cùng hệ quy chiếu.

Chẳng hạn trong công cụ benchmark PCMark 8 đánh giá hiệu năng tổng thể, cấu hình thử nghiệm đạt 3.204 điểm trong phép thử Home và 3.856 điểm trong phép thử Creative. Với 3DMark Cloud Gate, Precision 7510 đạt 26.130 điểm Graphics, 4.243 điểm Physics và hiệu năng tổng thể đạt 12.174 điểm.

So với mẫu workstation thế hệ cũ M4800 (chip Core i7-4910MQ, đồ họa Quadro K2100M) thì điểm 3DMark của Precision 7510 cao hơn khoảng 18%, trong đó điểm đồ họa hơn đến 131,3% và CPU thấp hơn 45,1%. Điều này hoàn toàn bình thường vì xét ở mức cơ bản, Dell 7510 chỉ trang bị chip Core i5-6300HQ, xung cao nhất 3,2GHz trong khi Core i7-4910MQ chạy ở 3,9GHz.

Với bộ công cụ SPECviewperf 12 mô phỏng khả năng dựng, hiển thị các mô hình thiết kế tương tự cách thức hoạt động của một số phần mềm trong lĩnh vực thiết kế đồ họa, dựng hình. Mẫu laptop Dell chỉ đạt kết quả tương đối với tốc độ xử lý khung hình mỗi giây (fps) trong các phép thử dưới mức 30 fps. Cụ thể Maya đạt 20,2 fps, Medical đạt 13,7 fps và riêng phần mềm thiết kế mô hình Catia đạt 32,5 fps.

Thời gian dùng pin

​Về thời gian dùng pin ghi nhận qua phép thử PCMark 8 Home, cấu hình máy chế độ High Performance và độ sáng màn hình giảm còn 40% (tương đương chế độ dùng pin), thời lượng pin của máy đạt đến 6 giờ 40 phút khi chạy các tác vụ duyệt web, nhập dữ liệu, chỉnh sửa hình ảnh, video chat và cả chơi game giải trí nhằm đưa ra kết quả gần đúng với thực tế sử dụng.

Đây cũng là kết quả cao nhất trong phép đánh giá thời lượng pin qua công cụ PCMark 8 nếu so với phiên bản cũ Precision M4800 và HP ZBook Studio G3 mà Tinhte từng thử nghiệm.

Khả năng tản nhiệt

​Tinhte ghi nhận khả năng tản nhiệt của máy trong môi trường văn phòng, nhiệt độ trung bình khoảng 28 độ C. Máy hoạt động êm khi chạy ứng dụng văn phòng hoặc chơi game giải trí nhẹ nhàng. Trong tác vụ xử lý đồ họa 3DMark và SPECviewperf 12, hệ thống tản nhiệt vẫn chứng tỏ hiệu quả dù khá ồn ào khi hoạt động với nhiệt độ cao nhất của bộ xử lý là 60 độ C và đồ họa Quadro M100M là 70 độ C.

Chi tiết kết quả thử nghiệm

Theo tinhte.vn

Dell công bố bộ đôi máy trạm cấu hình “khủng”

Dòng máy trạm Precision M4800, và Precision M6800 được trang bị các phần cứng thuộc hàng mạnh nhất hiện nay.

Lần cuối cùng Dell nâng cấp cho dòng máy trạm Precision của họ đã là cách đây hơn 1 năm và đó có thể nói là một khoảng thời gian đã khá dài đối với những fan hâm mộ dòng máy trạm này. Tuy nhiên, giờ đây thì sự chờ đợi đó đã kết thúc. Dell vừa chính thức giới thiệu 2 model dòng máy trạm (workstation) nói trên gồm Precision M4800Precision M6800.

M4800 và M6800 được trang bị có thể nói là những công nghệ phần cứng tiên tiến nhất hiện nay. Cụ thể đó là chip xử lý Core i5 hoặc Core i7 kiến trúc Haswell (có hoặc không có công nghệ vPro của Intel), card đồ họa FirePro mới nhất của AMD hoặc card đồ họa Quadro của Nvidia.

M4800 được trang bị màn hình 15,6 inch độ phân giải 3200 x 1800. Màn hình có độ sáng 400 nit và công nghệ được sử dụng là IGZO (một công nghệ trong việc sản xuất màn LCD giúp tiết kiệm điện, độ phân giải cao…), tức có độ phân giải ngang với 1 chiếc máy trạm khác của hãng là M3800. Trong khi đó, model M6800 chỉ được trang bị màn LCD 17,3 inch độ phân giải 1920 x 1080. Tuy nhiên, màn hình của M6800 lại hỗ trợ cảm ứng 10 điểm chạm.

Cả 2 máy đều có tùy chọn RAM lên tới 32 GB. Bản 17 inch hỗ trợ tới 4 hốc chứa ổ cứng, cho phép người dùng có thể nâng cấp lên tới 3,5 TB HDD hoặc SSD. M4800 chỉ hỗ trợ 3 hốc với dung lượng ổ cứng tối đa là 2,5 TB. Về pin, 2 máy được trang bị pin 97Wh và người dùng có thể tăng gấp đôi dung lượng pin bằng cách gắn thêm pin ngoài. Các chuyên viên IT khi mua máy có thể tùy chọn HĐH Windows 7 hoặc Windows 8, và thậm chí là cả Red Hat hoặc Ubuntu Linux.

Màn hìnhM4800
1366 x 768
1920 x 1080
3200 x 1800
M6800
1600 x 900
1920 x 1080
1920 x 1080 cảm ứng 10 điểm chạm
Chip xử lý Core i5 hoặc Core i7 Haswell, có thể nâng cấp lên Core i7 Extreme Core i5 hoặc Core i7 Haswell, có thể nâng cấp lên Core i7 Extreme
Card đồ họa – AMD FirePro M5100 Mobility Pro/2GB DDR5
– Nvidia Quadro K1100M/2GB DDR5
– Nvidia Quadro K2100M/2GB DDR5
– AMD FirePro M6100 Mobility Pro/2GB DDR5
– Nvidia Quadro K3100M/4GB DDR5
– Nvidia Quadro K2100M/4GB DDR5
– Nvidia Quadro K5100M/8GB DDR5
Ổ cứng – Hỗ trợ tối đa 3 ổ Sata 3Gb (320GB 750GB) tốc độ 7200 rpm; ổ 7200rpm w/32GB SSD cache; ổ SSD (128GB to 512GB); ổ 500GB 5400 rpm công nghệ bảo mật FIPS Self-encrypting – Hỗ trợ tối đa 4 ổ cứng SATA 6Gb (320GB đến 750GB) 7200rpm; ổ cứng 7200rpm w/32GB SSD cache; ổ SSD (128GB đến 512GB); ổ 500 GB 5400rpm công nghệ FIPS Self-encrypting
Cổng Ethernet, VGA, 4 cổng USB 3.0, eSATA/USB 2.0, HDMI, DisplayPort, headphone, mic, khe cắm thẻ 9-in-1, ExpressCard/54 Ethernet, VGA, 4 cổng USB 3.0, eSATA/USB 2.0, HDMI, DisplayPort, headphone, mic, khe cắm thẻ 9-in-1, ExpressCard/54
Kích thước 38 x 25,6 x 3,2 – 3,47 cm 41,6 x 27 x 3,65 – 4 cm
Cân nặng 2,88 kg 3,56 kg
Giá Khởi điểm 1249 USD 1599 USD

Theo http://genk.vn/

Dell Precision M4800 – Workstation di động, mạnh và bền bỉ

M4800 thuộc dòng workstation di động được thiết kế tối ưu cho những ứng dụng chuyên nghiệp như thiết kế đồ họa, kiến trúc, dựng hình số hay biên tập video. Đây là những ứng dụng đòi hỏi nhiều năng lực tính toán và đồ họa mà dòng laptop thông thường phải mất rất nhiều thời gian hoặc thậm chí không thể làm được.

Chính vì vậy, mẫu laptop của Dell không chỉ trang bị cấu hình mạnh, tốc độ xử lý nhanh hoặc dung lượng bộ nhớ lớn mà còn có tính ổn định và sự bền bỉ cao, mang đến người dùng một sản phẩm “thứ thiệt” đáp ứng được yêu cầu công việc. Dù vậy, trở ngại đầu tiên bạn phải vượt qua là sản phẩm có giá vào khoảng 40 triệu đồng.

​Cấu hình thử nghiệm: màn hình 15.6 inch chuẩn 4K (3.840 x 2.160 pixel), Core i7-4910MQHQ, đồ họa Quadro K2100M với 2GB GDDR5, RAM DDR3 16GB bus 1.600 MHz, SSD Liteon 256GB, DVD-RW, Windows 7 Pro x64.

Ưu điểm

  • Thiết kế mạnh mẽ, độ bền đạt chuẩn MIL-STD 810G
  • Màn hình 4K, chất lượng hiển thị tốt đạt 100% Color Gamut
  • Cấu hình mạnh
  • Bàn phím chống tràn, tích hợp đèn nền LED tiện dụng
  • Hỗ trợ đầy đủ các cổng kết nối phổ dụng.

Khuyết điểm

  • Giá cao.
  • Tản nhiệt ồn khi tải nặng.

Thiết kế lịch lãm

Precision M4800 có vẻ ngoài khá “gấu” với những đường nét đơn giản, vuông tạo thành góc cạnh nhưng vẫn toát lên được vẻ lịch lãm tạo sự hấp dẫn người dùng. Lớp vỏ ngoài chất liệu hợp kim nhôm cùng kết cấu khung máy làm từ magie cấu trúc tổ ong, mang lại được sự chắc chắn, đáng tin cậy.

Với các “số đo” 37,6 x 25,6 x 3,99 cm và nặng 2,88 kg, mẫu máy trạm của Dell không thể sánh bằng các laptop dòng phổ thông hiện nay. Điều này cũng hoàn toàn bình thường vì hai điểm nhấn quan trọng nhất của workstation là sự mạnh mẽ và bền bỉ trong công việc, thay vì chú trọng vào kiểu dáng thời trang hay sự mỏng nhẹ cho di động.

Theo thông tin nhà sản xuất công bố thì M4800 cũng là một trong số ít mẫu workstation đạt chuẩn MIL-STD 810G của quân đội Mỹ khi vượt qua một loạt các bài thử nghiệm nghiêm ngặt về độ bền và chất lượng linh kiện phần cứng. Thậm chí máy cũng trang bị cả nút khóa cứng màn hình nhằm giảm thiểu thiệt hại khi rơi hoặc va đập. Bàn phím có khả năng chống tràn nhờ lớp phim trong suốt bên dưới cũng như bảo mật vân tay FingerPrint ngăn chặn truy cập trái phép

Cổng kết nối đa dạng

Như đề cập trên, Precision M4800 được thiết kế đáp ứng tối đa công việc nên không chỉ trang bị ổ quang mà còn hỗ trợ rất nhiều cổng kết nối khác nhau. Từ ngõ xuất tín hiệu hình ảnh VGA, HDMI 1.4a phổ dụng như cho đến DisplayPort, 4 cổng USB 3.0, bộ đọc thẻ “9 trong 1”, ngõ cắm micro, headphone và cả ExpressCard dùng gắn card dựng video tùy nhu cầu người dùng.

Máy còn trang bị một số kết nối không dây như Bluetooth 4.0, Wi-Fi hai băng tần AC-7265 802.11ac, card mạng Ethernet gigabit cùng khả năng trao đổi dữ liệu hoặc thanh toán điện tử qua giao tiếp NFC.

Về khả năng thay thế hoặc nâng cấp phần cứng khá dễ dàng dù phải tháo toàn bộ nắp bảo vệ mặt dưới. Tuy nhiên trên thực tế cho thấy cấu hình mặc định mà Tinhte thử nghiệm đủ đáp ứng tốt hầu hết nhu cầu người dùng nên việc nâng cấp là không cần thiết.

Màn hình 4K, 100% Color Gamut

Precision M4800 trang bị màn hình 15,6 inch, độ phân giải 4K (3.840 x 2.160 pixel) cùng khả năng tái tạo gần như đầy đủ dải màu theo tiêu chuẩn, thích hợp cho công việc thiết kế, chỉnh sửa hình ảnh hay khi làm việc với nhiều ứng dụng cùng lúc, đòi hỏi độ phân giải cao và cần thể hiện màu sắc chính xác tuyệt đối.

So với nhiều mẫu laptop mà Tinhte từng thử nghiệm, chất lượng hình ảnh M4800 thể hiện vượt trội với khả năng tái tạo màu sắc gần với thực tế hơn, hình ảnh hiển thị sắc nét, độ tương phản cao và ít bị chói sáng. Các bước chuyển màu, mức độ sáng tối cũng như sắc xám và trắng dễ phân biệt, mang lại cảm giác dễ chịu khi làm việc với tài liệu văn bản.

​Công nghệ tấm nền IGZO không chỉ tăng mật độ điểm ảnh cao hơn, mang lại chất lượng hình ảnh mịn và sắc nét hơn với góc nhìn mở rộng khoảng 170 độ, độ sáng đạt mức 323 lux cùng lớp tán xạ ánh sáng phủ bên ngoài màn hình giúp việc sử dụng ngoài trời gần như không bị hạn chế, nội dung hiển thị vẫn rõ ràng, dễ đọc cả trong môi trường nhiều ánh sáng xung quanh mà không bị mất tập trung.

Dù vậy, vấn đề của độ phân giải cao là các cửa sổ ứng dụng trong giao diện hệ điều hành cũng thu nhỏ đáng kể so với màn hình độ phân giải Full HD cùng kích thước. Do đó, người dùng nên tùy chỉnh cỡ chữ lên mức 150 hoặc 200% để thao tác trên màn hình dễ dàng hơn.

Bàn phím và touchpad

​Có thể nhận thấy thiết kế bàn phím Precision M4800 mang nhiều nét tương đồng với dòng laptop chuyên game Dell Alienware và cả dòng ThinkPad của Lenovo. Cụ thể sản phẩm vừa có nút trỏ chuột (track stick) cùng hai nút nhấn trái, phải nằm ngay dưới bàn phím mang chút phong vị “hoài cổ” kết hợp cùng nét hiện đại của touchpad cảm ứng đa điểm thông minh và bộ đọc dấu vân tay ở cạnh phải.

Thử nghiệm thực tế cho thấy các phím nhấn êm, bề mặt phím cong nhẹ và độ đàn hồi tốt mang lại cảm giác phím rõ ràng. Bạn dễ dàng “lướt” trên bàn phím khi gõ nhanh văn bản mà không sợ nhấn nhầm. Ngoài ra, bàn phím còn được trang bị đèn nền với hai mức độ sáng khác nhau có thể tùy chỉnh theo môi trường làm việc cùng khả năng chống thấm nước tốt.

Touchpad cũng đáp ứng tốt thao tác người dùng, cảm giác trơn mịn do độ ma sát thấp giúp trỏ chuột di chuyển chính xác. Tuy nhiên do thiết kế tách rời hai phím chức năng trái phải chuột nên phần còn lại của touchpad khá nhỏ, không thực sự thoải mái khi thao tác cảm ứng đa điểm. Tương tự nút track stick của sản phẩm cũng chưa đạt được tiện dụng như dòng ThinkPad của Lenovo.

Đánh giá hiệu năng

Thử nghiệm với cấu hình phần cứng gồm chip Haswell Core i7-4910MQHQ (2,9 – 3,7GHz, 8MB smart cache), đồ họa rời Nvidia Quadro K2100M với 2GB bộ nhớ đồ họa GDDR5, RAM DDR3 16GB bus 1.600 MHz, SSD Liteon 256GB đủ cho việc lưu trữ dữ liệu, video độ nét cao trong quá trình làm việc.

Điểm cần lưu ý với cấu hình trên là mẫu card đồ họa tầm trung Nvidia Quadro K2100M được tối ưu cho một số phần mềm thiết kế CAD thông thường như AutoCad, Solidworks, MDT hoặc dựng hình số DCC (digital content creation). Vì vậy sẽ rất khập khiễng nếu dựa vào những kết quả bên dưới để kết luận hiệu năng sản phẩm mạnh hay yếu so với các laptop trang bị đồ họa rời Nvidia GeForce hoặc AMD Radeon. Đơn giản vì chúng không cùng hệ quy chiếu.

​Chẳng hạn với 3DMark Cloud Gate, Precision M4800 đạt 11.297 điểm Graphics, 7.726 điểm Physics và hiệu năng tổng thể là 10.244 điểm. Nếu so với mẫu laptop chuyên game MSI Ghost Pro GS60 hoặc Acer Aspire V 15 Nitro Black Edition thì hoàn toàn không “có cửa”.

Tuy nhiên với bộ công cụ Specviewperf 11 mô phỏng khả năng dựng, hiển thị các mô hình thiết kế tương tự cách thức hoạt động của một số ứng dụng như Maya, Solidworks, Lightwave, v..v.. Mẫu laptop của Dell đạt kết quả khá tốt với số khung hình xử lý mỗi giây đạt từ 45,41 đến 52,59 fps.

​Bên cạnh những công cụ quy chuẩn, Tinhte cũng thử nghiệm hiệu năng đồ họa qua các tựa game quen thuộc là Tom Raider, Alien vs. Predator và Thief. Thực tế cho thấy, dù đồ họa Quadro K2100M không được tối ưu cho việc này nhưng ít nhất, bạn vẫn có thể chơi tốt một số game không đòi hỏi cấu hình cao ở độ phân giải 1.280 x 720 pixel với chất lượng đồ họa được đẩy lên mức cao nhất; thậm chí cả độ phân giải chuẩn Full HD trong một số trường hợp. Tham khảo chi tiết trong bảng kết quả bên dưới.

Thời gian dùng pin

​Về thời gian dùng pin ghi nhận qua phép thử PCMark 8 Home, cấu hình máy chế độ High Performance và độ sáng màn hình giảm còn 40% (tương đương chế độ dùng pin), thời lượng pin của máy đạt khoảng 3 giờ 39 phút khi chạy các tác vụ duyệt web, nhập dữ liệu, chỉnh sửa hình ảnh, video chat và cả chơi game giải trí nhằm đưa ra kết quả gần đúng với thực tế sử dụng.

Đây cũng là kết quả cao nhất trong phép đánh giá thời lượng pin qua công cụ PCMark 8 nếu so với một số mẫu laptop chuyên game Tinhte từng thử nghiệm. Điều này cũng hoàn toàn bình thường vì pin của Dell Precision M4800 có đến 9 cell dung lượng 97 WHr, cao hơn đáng kể so với 47 WHr của MSI Ghost Pro GS60 và Acer Aspire V 15 Nitro.

Khả năng tản nhiệt

Tinhte ghi nhận khả năng tản nhiệt của máy trong môi trường văn phòng, nhiệt độ trung bình khoảng 28 độ C. Máy hoạt động êm khi chạy ứng dụng văn phòng hoặc chơi game giải trí nhẹ nhàng. Tuy nhiên trong tác vụ xử lý đồ họa 3DMark và game, hệ thống tản nhiệt hoạt động vẫn chứng tỏ hiệu quả nhưng khá ồn ào, nhiệt độ cao nhất của bộ xử lý là 88 độ C và đồ họa Quadro K2100M là 65 độ C.

Chi tiết kết quả thử nghiệm


theo tinhte.vn

Lenovo P50: Máy trạm di động hiệu năng cao


Khi công nghệ phát triển vượt bậc thì giờ đây, để xử lý những tác vụ nặng, có tính hệ thống cao dành cho những doanh nghiệp không còn phải lệ thuộc vào những chiếc máy để bàn cồng kềnh. Thay vào đó là thế hệ laptop workstation với ngoại hình nhỏ gọn và cơ động hơn rất nhiều, nhưng vẫn đáp ứng đầy đủ sức mạnh xử lý, cung cấp giải pháp mang tính hệ thống cao như làm máy chủ, dựng phim, dựng 3D… Trong đó có chiếc Lenovo P50 với mức giá cũng như hiệu năng rất đáng để tham khảo.

Thiết kế

Với trọng lượng 2,67 kg và dày đến 2,6 cm, đi kèm với bộ adapter sạc nặng 0.5kg, thật sự thì nếu so với tiêu chuẩn laptop, P50 nặng và dày, nhưng nếu xét ở góc độ máy trạm thì đây là một cỗ máy workstation nhỏ gọn và có tính di động cao. Có thể nói là một trong những chiếc máy trạm “nhỏ bé” và đẹp.


Thiết kế của P50 mang đậm chất “nghiêm túc” của một chiếc workstation. Bạn sẽ không thấy những đường nhấn, những chi tiết màu sắc đẹp mắt như laptop phổ thông, thay vào đó, P50 như một chiếc hộp màu đen với bề mặt nhựa nhung nhám, mang đến cảm giác trông cứng cáp nhưng mềm mại khi chạm vào. Phần khớp gập được làm bằng kim loại, tạo điểm nhấn và tăng độ bền khi sử dụng lâu dài, nhất là khi máy có khả năng mở màn hình hơn 180 độ.


Một điểm nhấn trong thiết của của P50 chính là chữ “i” trong logo ThinkPad nằm ở góc của mặt lưng màn hình sẽ chớp sáng khi bạn đóng màn hình lại, rất đẹp và hữu ích, cho chúng ta biết liệu máy có đang hoạt động, đang sạc hay không.

Đèn báo của P50 rất tinh tế​
Theo Lenovo, P50 đạt tiêu chuẩn MIL-STD 810G của quân đội, máy có khả năng làm việc trong môi trường có nhiệt độ cao, kháng bụi bẩn, độ ẩm, rung động và shock. Nói một cách đơn giản, đây là chiếc mobile workstation nồi đồng cối đá cực kỳ bền bỉ. Đây cũng là điểm mà các doanh nghiệp quan tâm bởi tính ổn định và độ bền giúp giảm thiểu tối đa rủi ro hư hỏng, dẫn đến mất dữ liệu hoặc gián đoạn trong quá trình phục vụ công việc quan trọng

Cổng kết nối và tính năng


Đúng nghĩa là một máy trạm, P50 mang đến cho người dùng rất nhiều cổng kết nối thường dùng. Ở cạnh trái, ta có khe đọc thẻ SD, cổng Express Card 45, và một cổng đọc smart-card. Cạnh phải là nơi chứa cổng Display Port mini, hai cổng USB 3.0 và jack tai nghe.


Những kết nối quan trọng khác được đặt ở phía sau máy. Ở mặt sau, chúng ta sẽ có cổng nguồn, cổng HDMI, cổng Thunderbolt/USB Type-C, cổng Ethernet và thêm hai cổng USB 3.0. Tuy vị trí đặt ở mặt sau có hơi không thuận tiện khi dùng, nhưng đây là điều xứng đáng đánh đổi để có được hàng loạt cổng kết nối phổ biến.


P50 cũng được Lenovo trang bị cho một vài tính năng bảo mật hữu hiệu cho doanh nghiệp. Tất cả các phiên bản CPU đều được tích hợp công nghệ quản lý Intel vPro và mã hóa TPM. Đồng thời tất cả model P50 đều trang bị bộ đọc vân tay, ngay dưới những phím mũi tên điều hướng.


Màn hình và loa

P50 có ba phiên bản màn hình khác nhau là Full HD, Full HD Touch và 4K. Bản trong bài là Full HD. Nhìn chung thì với màn hình FHD kích thước 15.6 inch, độ sắc nét của P50 ở mức chấp nhận được. Về phần màu sắc, P50 được tùy chọn tích hợp sẵn công cụ cân chỉnh màu của Pantone để bạn có thể chỉnh mà cho phù hợp. Nhưng phiên bản của TECHRUM không có tùy chọn này. Thật sự màu của P50 bản Full HD không được chính xác cho lắm, khá là nhạt. Điều này có nghĩa là máy không phù hợp cho lắm với những ứng dụng liên quan đến màu sắc như chỉnh sửa hình ảnh mà sẽ phù hợp cho các giải pháp máy chủ, render 3D hơn.


Một điểm yếu nữa về khả năng hiển thị của P50 chính là độ sáng khá kém. Độ sáng của bản Full HD là 250 nits, dưới điều kiện sử dụng trong nhà thì vẫn rất ổn. Nhưng nếu dưới áng nắng trực tiếp chiếu vào, bạn khó thấy được nội dung trên màn hình, tuy vậy, chỉ cần tránh ánh sáng trực tiếp thì P50 vẫn sử dụng được ngoài trời.


Nằm ngay trên bàm phím là dải loa stereo của P50. Loa của máy có độ lớn tốt, đủ to để phát trong căn phòng có diện tích vừa phải, ví dụ như sử dụng trong phòng họp trình bày giới thiệu sản phẩm chẳng hạn. Do là sản phẩm dùng chủ yếu trong công việc nên khả năng phát nhạc của P50 không tốt cho lắm, tiếng bass rất kém. Dù có phần mềm chỉnh âm Dolby Audio nhưng cũng không cải thiện được mấy. Tuy nhiên nếu bạn nghe dòng nhạc giao hưởng nhẹ nhàng thì vẫn chấp nhận được, muốn hay hơn thì nên dùng tai nghe.

Bàn phím và Touchpad


Một trong những điểm hấp dẫn nhất trên Lenovo ThinkPad P50 chính là bàn phím chiclet có khả năng nước của máy. Phím bấm được thiết kế hơi cong và hơi lõm vào một chút để ngón tay người dùng tiếp xúc tốt hơn. Các phím được bố trí cách nhau vừa phải, giúp bạn bấm nhanh và chính xác. Phím trên P50 sâu khoảng gần 2mm, cho độ nẩy rất tốt, bạn cần phải dùng một chút lực để nhấn phím nhưng điều này cũng giúp mang đến cảm giác “sướng tay” hơn, Có thể nói bàn phím trên P50 là rất tốt đáp ứng được cả mặt tốc độ và sự thoải mái cho người dùng.

Trên bàn phím của P50 cũng được trang bị Trackpoint. Nút điều khiển màu đỏ nhỏ nhắn này chính là công cụ mang đến sự linh động khi phối hợp sử dụng với các phím chuột ngay trên Synaptics Touchpad.


Phần touchpad của máy được làm bằng nhựa cứng và có kích thước ở mức trung bình, ở phần cạnh dưới chính là ba nút chuột được thiết kế có độ nẩy tốt, cho cảm giác bấm tương tự như bàn phím. Bề mặt mịn màng của touchpad sẽ giúp bạn lướt ngón tay dễ dàng với độ chính xác rât cao. Tất cả mọi thao tác như click, vuốt, đa cảm ứng đều phản hồi nhanh chóng.


Nhìn chung, bàn phím và touchpad của ThinkPad P50 có chất lượng rất cao, không có gì để chê cả. Đáng tiếc là bản TECHRUM review không có đèn Backlit, nên trải nghiệm chưa thể gọi là trọn vẹn và có hơi chưa quen khi mà trọng tâm gõ hơi lệch về bên trái vì phần bên phải của bàn phím là bàn phím số, ít khi sử dụng. Tuy nhiên đối với các tác vụ nhập số liệu như kế toán thì không thể tuyệt vời hơn.

Nhiệt độ và tiếng ồn khi sử dụng

Bạn cũng không cần lo lắng về tiếng ồn khi sử dụng máy, với một chiếc máy trạm di động thì P50 yên lặng một cách đáng ngạc nhiên, chỉ phát ra một ít tiếng ồn khi thực hiện tác vụ nặng trong khoảng hơn nửa tiếng. Người dùng chắc chắn sẽ thấy thoải mái và không bị làm phiền bởi hệ thống tản nhiệt, tuy vậy, bộ phận tản nhiệt vẫn làm rất tốt nhiệm vụ của chúng.


P50 được trang bị đến 4 cổng thoát khí lớn dành cho 2 quạt tản nhiệt, hai ở mặt sau và hai cổng ở cạnh bên. Sau một thời gian sử dụng để stream video trong khoảng 30 phút, máy chỉ trở nên hơi ấm ở bề mặt bàn phím, nhưng ở mặt dưới thì nóng hơn một chút, tuy vậy đây cũng không phải là vấn đề lớn, trừ khi bạn muốn để chiếc mobile workstation này lên đùi sử dụng trong thời gian dài.

Thời lượng pin


Tuy là một mobile workstation, nhưng pin của P50 lại có thời lượng sử dụng khá tốt, nếu không sử dụng lên tục thì máy có thể dùng được cả một ngày chỉ với một lần sạc. Nếu xử lý những tác vụ nặng và liên tục họat động thì viên pin 6 cell của máy có thể trụ được hơn 5 tiếng và hoạt động ở cường độ nhẹ nhàng hơn thì P5 có thể trụ được 7 tiếng liên tục.

Hiệu năng

Được trang bị bộ xử lý Intel Xeon E3-1505M v5 2.8 GHz (tích hợp Intel HD Graphic P530), GPU Nvidia Quadro M2000M 4GB GDDR5, với 8GB RAM DDR4, ThinkPad P50 hoạt động rất tốt trong mọi tác vụ.


Workstation là dòng máy chuyên trị những phần mềm máy tính nặng nề. Tất nhiên, với tác vụ văn phòng thường ngày thì P50 giải quyết rất nhẹ nhàng. Nvidia Quadro M2000M là GPU phù hợp cho edit video 4K và tạo mẫu 3D. Quadro M2000M hỗ trợ OpenGL 4.5 và DirectX 12, sản xuất theo dây chuyền 28nm. Trong điều kiện sử dụng thực tế các phần mềm dựng 3D hay render, dựng video khá tốt.

Thông thường thì ít ai dùng workstation để chơi game, nhưng trong quá trình làm việc, nến bạn muốn giải trí thì ThinkPad P50 cũng đáp ứng được những game mới, tất nhiên là không thể thoải mái mà “kéo” hết thiết lập cao nhất, nhưng vẫn ở mức “chiến” ổn. Và nếu bạn chỉ chơi game online như LOL hay FIFA thì P50 đáp ứng ngon lành


P50 đạt được 4304 điểm khi test với PC Mark 8 Work
Test CPU với Cinebench
Test CPU (Single core) với Cinebench

Kết

Phiên bản ThinkPad P50 trong bài chắc chắn không thể so sánh với những model cấu hình cao cấp hơn do có hạn chế về RAM và màn hình. Nhưng không phải vì thế mà đây là một chiếc mobile workstation hiệu năng kém, ngược lại, dù với cấu hình cơ bản nhất, ThinkPad P50 vẫn đáp ứng tốt những nhu cầu công việc cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Với thiết kế thuộc hàng gọn nhẹ trong dòng máy trạm di động, P50 mang đến sự chắc chắn, cứng cáp khi sử dụng. Phần bàn phím tuyệt hảo cũng là một điểm cộng lớn cho P50. Đây là điểm mình đánh giá cao Lenovo và dòng ThinkPad bởi đối với tính ổn định trong công việc và dữ liệu của công ty là thuộc hàng quan trọng nhất nên rất cần những chiếc máy như thế này.

Nhìn chung P50 phiên bản trong bài đánh giá này được xem như giải pháp tiết kiệm chi phí nếu công ty, tổ chức có quy mô nhỏ nhưng cần tính di động, hiệu năng và sự ổn định cao của một chiếc máy trạm. Cụ thể không cần đến màn hình 4K, bàn phím có đèn backlit hay các tùy chỉnh cao cấp… để giá thành hợp lý và phù hợp hơn

Theo http://www.techrum.vn

Đánh giá ThinkPad T470s chính hãng: đậm chất dòng T, hiệu năng tốt, pin 6 giờ

Nếu nói đến ThinkPad thì dòng máy bán chạy nhất và huyền thoại nhất vẫn là dòng ThinkPad T, cụ thể hơn là T4xx Series. Phiên bản mới nhất của ThinkPad T4xx là T470 nhưng trong bài này chúng ta sẽ cùng nhau xem qua phiên bản được “giảm cân” của T470 tức T470s. Chiếc máy vẫn có thiết kế y hệt T470, chỉ là mỏng hơn và nhẹ hơn, đáp ứng nhu cầu di động tốt hơn trong khi vẫn giữ được những thứ làm nên tên tuổi của dòng ThinkPad T như chất lượng chế tạo cao, bền bỉ, màn hình đẹp và bàn phím “bá đạo”

Thiết kế bền bỉ, đậm chất Think T nhưng mỏng và nhẹ:

Mình có cơ hội dùng qua nhiều dòng ThinkPad và ấn tượng nhất vẫn là dòng T400 series bởi nó được xem là tiêu chuẩn của Think, đây cũng là dòng ThinkPad lâu đời nhất, phổ biến nhất và có nhiều fan nhất tính đến hiện tại. Trong dòng T hiện tại có 3 phiên bản là T470, T470s, T470p và T570. Trong số các phiên bản này thì T470s là phiên bản di động nhất, nguồn gốc là từ dòng T400s ra mắt cách đây gần 8 năm và phiên bản T470s năm nay nâng cấp từ T460s với một số thay đổi về cấu hình và công nghệ, riêng thiết kế thì không khác nhiều.

ThinkPad T470s và cơ mưa nhỏ chiều qua.
​Vẻ ngoài của T470s hoàn thiện nhám với chất liệu soft-touch nhưng bền bỉ hơn so với chất liệu của các dòng ThinkPad xưa, không còn bị chảy và khó bong tróc hơn qua thời gian sử dụng. Màu đen xì của ThinkPad rất đặc trưng, nhìn vào còn thấy nó lấp lánh với một số hạt sáng màu nghiền trong vật liệu phủ. Màu đen của ThinkPad có người thích có người rất ghét bởi sự đơn điệu nhưng IBM hay Lenovo bây giờ có ly do để giữ lại màu đen và thiết kế tối giản này bởi trong môi trường doanh nghiệp, một chiếc máy trung tính sẽ không gây nhiễu cho người sử dụng cũng như người xung quanh.

T470s nằm trên T570 mình đang dùng.
​Vật liệu chế tạo vỏ máy gồm 2 phần, nắp máy bằng sợi carbon pha nhựa và thân máy bằng magnesium (ma giê), hỗn hợp vật liệu này khiến T470s cũng như những dòng ThinkPad T nói chung trở nên nhẹ hơn và bền hơn. Trọng lượng của T470s là 1,3 kg, so với T470 thì nhẹ hơn khoảng 300 g nhưng vẫn nặng hơn khoảng 100 g so với ThinkPad X1 Carbon 2017. Với kích thước 14″ thì T470s đủ nhỏ gọn để mang theo khi chiều dài máy là 331 mm, ngắn hơn khoảng 25 mm so với T470 và độ mỏng là 18,8 mm, mỏng hơn 2 mm so với T470 và dày hơn 2,5 mm so với ThinkPad X1 Carbon. Như vậy trong số các dòng ThinkPad hiện tại thì T470s xếp thứ 2 về độ nhỏ gọn nhẹ.

​Mặc dù vậy, T470s vẫn có độ bền cao, Lenovo cho biết chiếc máy đã vượt qua 12 bài thử nghiệm chuẩn quân sự và hơn 200 quy trình kiểm tra chất lượng. Nắp máy khá mỏng và mình đã thử nhấn đè nhưng rất ít lún, chưa kể là bản lề bằng thép nổi tiếng trâu bò của ThinkPad. Nói về bản lề thì nó cho phép bạn mở màn hình ra một góc 180 độ như mọi dòng ThinkPad khác. Tuy nhiên do khớp bản lề khá chặt nên việc mở máy bằng một tay là không thể.

​Đáy máy liền khối, được cố định với một vài con ốc và nhìn từ đáy máy có thể thấy cổng kết nối dock quen thuộc, 2 loa và các khe lấy gió cho hệ thống tản nhiệt. Như vậy để nâng cấp, thay đổi phần cứng thì chúng ta buộc phải tháo toàn đáy máy, pin cũng tích hợp bên trong luôn.

Thunderbolt 3 là kết nối giá trị nhất!

​Các cổng kết nối trên ThinkPad T470s rất đầy đủ và cao cấp với cạnh phải gồm Thunderbolt 3 (USB-C), USB 3.0 (USB-A), HDMI 1.4b, USB 3.0 (USB-A) có tính năng luôn bật để hỗ trợ sạc pin cho thiết bị di động ngay cả khi đã tắt máy và cổng LAN (RJ-45). Cạnh trái gồm khe đọc thẻ SD, jack âm thanh 3,5 mm combo, thêm một cổng USB 3.0 (USB-A) nữa và cổng sạc.

​Một số điểm đáng chú ý về trang bị cổng kết nối trên ThinkPad T470s là cổng Thunderbolt 3 (40 Gbps) cùng với USB 3.1 Gen2 (10 Gbps) đã xuất hiện. Cổng này cho phép chúng ta sử dụng với các loại dock gắn ngoài của ThinkPad cũng như dock card đồ họa. Đây là một trang bị hợp lý trên dòng laptop doanh nghiệp này.

Bàn phím gõ cực sướng, trackpoint dễ dùng, bàn rê xịn nhưng nhỏ, cảm biến vân tay khá tốt:

​Điều may mắn là dù được làm mỏng hơn so với phiên bản tiêu chuẩn là T470 nhưng bàn phím của T470s vẫn không bị thay thế. Layout và cảm giác gõ vẫn tương tự những gì mình từng được trải nghiệm trên những dòng ThinkPad cũ hơn, điển hình nhất là T450s, phiên bản tiền nhiệm của T470s mà mình từng trên tay cách đây gần 2 năm. Cảm giác gõ này rất đặc trưng bởi hành trình phím rất sâu, đến 2 mm và cấu trúc xương phím cắt kéo rất chắc chắn khiến phím không bị chao lắc khi gõ nhanh.
​Thêm vào đó cảm giác nhấn rất rõ ràng với điểm kích hoạt khoảng 1,7 mm của hành trình, lúc này vòm cao su bên dưới đã bắt đầu nẩy lên lại. Nhờ đó dù hành trình sâu, bạn vẫn có thể gõ nhanh và chính xác mà không cần phải nhấn hẳn phím xuống (bottom out).

​Thiết kế phím quen thuộc với các phím chữ U, kích thước 15 x 15 mm và bề mặt keycap hơi lõm nhẹ vừa vặn với đầu ngón tay. Layout phím vẫn y hệt phiên bản T460s. Các phím điều hướng vẫn to, dễ bấm, các phím chức năng đầy đủ và tiện dụng cho môi trường làm việc như tắt mic, tắt tiếng, trình chiếu, khóa bàn phím và tắt mở các kết nối riêng biệt. Bàn phím hỗ trợ đèn backlit với 2 mức sáng, do keycap trồi lên hẳn so với vỉ phím nên ánh sáng đèn sẽ lọt ra ngoài nhiều. Sử dụng ban đêm thì anh em nên chỉnh mức 1 để bớt chói.

​TrackPoint – núm đỏ đặc trưng của ThinkPad vẫn còn đó và chất lượng của nó cũng không thay đổi khi mang lại trải nghiệm sử dụng quen thuộc. Thao tác điều khiển dễ dàng, không bị cứng hay lì khi lắc đầu ngón tay và độ chính xác cao (nếu anh em dùng quen sẽ thấy thích). Đi kèm với TrackPoint là 3 phím chuột trái phải và chuột giữa nằm ngay trên bàn rê. Hệ thống phím này có độ nẩy tốt, không cần tốn nhiều lực nhấn.

​Bàn rê trên T470s lại khá nhỏ, kích thước của nó là 100 x 57 mm dù vẫn đủ không gian để thực hiện các thao tác đa điểm với 4 ngón. Đáng ra kích thước bàn rê có thể đạt 100 x 67 mm nhưng Lenovo lại thiết kế một cái “rảnh” phân tách giữa cụm phím dành cho TrackPoint. Phần rảnh này xuôi xuống nên nhiều khi đang cuộn lên trên, ngón tay trượt xuống rảnh này khá “tụt hứng”. Lenovo đã kịp sửa sai với thiết kế này trên T470 nhưng với T470s thì vẫn không khác gì so với T460s.

Bàn rê do Synaptics sản xuất với bề mặt nhẵn mịn, cảm giác chạm rất thích tay và độ nhạy cao nhờ sử dụng driver Microsoft Precision Touchpad. 2 phím chuột được tích hợp bên dưới bàn rê, nông nhưng độ nẩy tốt thành ra khi nhấn thì bàn rê không bị chênh nhiều về 1 bên, cảm giác nhấn tách bạch.

​Cảm biến vân tay 1 chạm được đặt ngay cạnh bàn rê và có đèn báo trạng thái phía trên. Cảm biến này có độ nhạy khá tốt, mình thử khóa và mở khóa liên tục 10 lần thì 8 lần vào ngay, 2 lần phải thử lại lần thứ 2. Thời gian từ khi chạm đến khi vào màn hình Desktop khoảng 2 giây, vẫn chưa đủ nhanh như cảm biến vân tay trên điện thoại.

Màn hình viền không mỏng, chất lượng tấm nền trung bình, âm thanh lớn:

​Thiết kế màn hình của T470s không thay đổi nhiều kể từ phiên bản T450s, Lenovo vẫn chưa đưa thiết kế viền siêu mỏng của dòng ThinkPad X1 Carbon lên T470s và đây là một điều rất đáng tiếc. Viền 2 bên dày khoảng 10 mm và viền trên dày 18 mm còn viền dưới dày đến 23 mm. Nếu như viền dưới buộc phải dày để chứa các mạch kết nối với màn hình thì viền trên dày khá vô duyên khi cụm webcam và mic chỉ chiếm chưa đến 10 mm.

​Phiên bản T470s mình đánh giá được trang bị màn hình 14″ với tấm nền IPS mang mã B140HAN02.4 do AUO Optronics sản xuất. Tấm nền này có độ phân giải FHD (1920 x 1080 px), ngoài ra Lenovo cũng cung cấp tùy chọn phân giải WQHD (2560 x 1440 px) nhưng không rõ có bán phiên bản này ở các đại lý hay không. Với kích thước 14″ thì độ phân giải FHD đủ mang lại độ nét cao, ở cự ly sử dụng bình thường sẽ khó thấy được điểm ảnh.

​Nói về chất lượng hiển thị của tấm nền này thì mình đo bằng Spyder4 cho thấy nó có độ sáng tối đa 243 nit – chỉ vừa đủ dùng, lý tưởng phải trên 300 nit. Độ tương phản cao với 790:1 ở độ sáng 100% và 28770:1 ở độ sáng 25%. Khả năng tái tạo màu đen cũng rất tốt với black level cao nhất 0.31 và thấp nhất là 0.1 rất lý tưởng ở độ sáng 50%. Ở 100% độ sáng, vùng dưới màn hình so với trung tâm có độ sáng giảm đáng kể từ 11 đến 15% so với vùng trung tâm, trong khi đó các vùng khác chỉ suy giảm khoảng 4 – 7%. Tỉ lệ Gamma rất chuẩn khi đo ra ngay 2.2, sai lệch chỉ 0.07.

​Độ bao phủ màu sắc không cao với chỉ 45% Adobe RGB, 61% sRGB và 43% NTSC. Độ chính xác màu theo thang Delta-E trung bình 6.8 – ở ngưỡng mà mắt thường có thể nhận ra được. Do đó chất lượng hiển thị của màn hình này chỉ ở mức chấp nhận được với người dùng văn phòng, có nhu cầu giải trí cơ bản với phim ảnh. Bạn không nên dùng màn hình của T470s để làm hình ảnh hay đồ họa bởi màu sắc bị sai nhiều. Chẳng hạn như màu vàng hơi đậm, màu hồng bị nhạt đi đáng kể, màu đỏ không được tươi mà hơi thành đỏ gạch, màu lam hóa xanh da trời.

​T470s được trang bị 2 loa 1 W đặt tại đáy máy và âm lượng đầu ra tối đa khoảng 72 dB, khá lớn đối với một chiếc máy Ultrabook. Chất lượng âm thanh không thể đòi hỏi cao đối với một chiếc máy văn phòng, dải mid tốt và rõ phù hợp để hội thoại nhưng treble và bass đều rất yếu. Treble hơi chói khi mở tối đa âm lượng, bass thì vẫn nghe được tiếng thụp thụp nhưng thều thào. Nhìn chung chất lượng âm thanh chấp nhận được đối với một chiếc máy văn phòng như T470s.

Hiệu năng:

T470s phiên bản mình đánh giá có cấu hình cân đối với:

  • CPU: Intel Core i5-7200U (Kaby Lake) 2 nhân 4 luồng, 2,5 – 3,1 GHz, 3 MB Cache, TDP 15 W;
  • GPU: Intel HD Graphics 620, 300 – 1000 MHz;
  • RAM: 8 GB DDR4-2133 MHz với 4 GB hàn chết trên bo mạch + 4 GB SO-DIMM chạy dual-channel;
  • SSD: 256 GB Samsung PM961 PCIe 3.0×4 NVMe;
  • Kết nối: Bluetooth 4.1, Intel Dual-Band Wireless-AC 8265, Intel Ethernet I219-LM;
  • OS: Windows 10 Pro 64-bit.

Core i5-7200U vẫn là con CPU phổ biến trong giới laptop văn phòng, đủ mạnh để làm việc và giải trí nhẹ nhàng. Điểm hợp lý trên cấu hình của ThinkPad T470s là được trang bị 8 GB RAM DDR4 chạy kênh đôi dù chỉ có 1 khe SO-DIMM để chúng ta có thể nâng cấp tối đa 20 GB, 4 GB còn lại được hàn chết trên bo mạch chủ. RAM chạy kênh đôi sẽ tăng cường khả năng xử lý cho GPU tích hợp Intel HD Graphics 620 cũng như mang lại trải nghiệm sử dụng đa nhiệm tốt hơn.

​Ngoài ra ổ SSD trên ThinkPad T470s cũng là dòng ổ cao cấp của Samsung, dùng giao tiếp PCIe 3.0×4 hỗ trợ giao thức NVMe. Thử nghiệm bằng CrystalDisk Mark, chiếc ổ này cho tốc độ lên đến 3369 MB/s đọc tuần tự và 1196 MB/s ghi tuần tự với thiết lập 32 queue 1 thread (Q32T1). Tốc độ truy xuất ngẫu nhiên 4K Q32T1 cũng rất cao với 99k IOPS đọc và 81k IOPS ghi.

Ngoài ra các kết nối trên ThinkPad T470s đều mới với Bluetooth 4.1 cùng card Wi-Fi ac tốc độ cao. Máy có sẵn bản quyền Windows 10 Pro 64-bit nạp sẵn trong UEFI, khi mới mua máy thì anh em sẽ không có cài sẵn Windows 10, chỉ cần cài đúng phiên bản Pro vào là Windows tự động được kích hoạt

​Với tốc độ ổ SSD cao cùng cấu hình được tối ưu tốt thì hiệu năng của ThinkPad T470s không ngoài dự đoán của mình. Điểm số PCMark đánh giá hiệu năng tổng thể với nhiều loại tác vụ khác nhau từ văn phòng đến giải trí, T470s đều cao nhất so với các mẫu máy Ultrabook dùng CPU ULV. Lợi thế về ổ SSD được phát huy tối đa mang về chiến thắng cho T470s trong cuộc đua này.

Về hiệu năng xử lý đồ họa thì T470s tiếp tục thắng ở nội dung 3DMark với lợi thế RAM DDR4 chạy kênh đôi và ổ SSD tốc độ cao. Chiếc LG Gram 14 mà mình đánh giá gần đây cũng không đạt được hiệu năng đồ họa cao do 8 GB RAM chạy đơn kênh và dùng ổ SSD SATA.

Trải nghiệm thực tế cũng phản ánh chính xác hiệu năng của T470s với các bài test tổng hợp trên. Mình sử dụng T470s để sử dụng làm máy chỉnh trong suốt 2 tuần với nhiều tác vụ như Photoshop và Lightroom, tốc độ khởi động Photoshop chỉ mất khoảng 14 giây từ khi mở đến khi vào hẳn giao diện chính, máy chạy đa nhiệm tốt và mát mẻ.

Core i5-7200U trên T470s tự động điều chỉnh xung nhịp với công nghệ Intel Speed Shift. Đối với các ứng dụng đòi hỏi nhiều tài nguyên hệ thống như Adobe Premiere hay Lightroom thì CPU có thể đạt xung nhịp tối đa 3,093 GHz khi đang cắm nguồn. Nếu dùng pin thì xung CPU cắt xuống còn khoảng 2,7 GHz và thường chạy ở mức từ 2,4 đến 2,7 GHz tùy tải. Trong khi đó, GPU Intel HD Graphics 620 dễ dàng duy trì mức xung 1000 MHz khi stress test đồ họa, điều này phần nào lý giải cho hiệu năng đồ họa cao hơn đôi chút so với các mẫu máy có cấu hình tương đương.

Vận hành mát mẻ, pin khoảng 5 giờ vẫn chưa đủ đối với Ultrabook:
​Qua quá trình sử dụng và thử nghiệm, mình nhận thấy T470s hoạt động rất mát mẻ và bản chất cấu hình này không có nhiều thành phần sinh nhiệt. Với CPU Core i5-7200U, nhiệt độ cao nhất khi mình thử chơi game đo được là 75 độ C còn với hầu hết các tác vụ bình thường thì nhiệt độ của CPU này chỉ vào khoảng từ 58 – 60 độ C.

ThinkPad T470s có khe tản nhiệt nằm bên trái, tương tự T570 (dưới).
​Hệ thống tản nhiệt của T470s khá đơn giản với một quạt cỡ vừa với heatsink nằm tại cạnh trái máy cùng với 2 ống đồng tản nhiệt cho một mình CPU. Khi chuyển từ tải nhẹ sang tải nặng, quạt lập tức tăng tốc độ quay và độ ồn phát ra từ chiếc quạt này khi mình sử dụng trong phòng kín đo được khoảng 37 dB, bạn vẫn nghe được nhưng không lớn.

ThinkPad T470s được trang bị 2 pin tích hợp bên trong máy. Kiểu thiết kế 2 pin này rất phổ biến trên những dòng ThinkPad sau này, trên T470s thì cục pin lớn phía trước (nằm dưới bàn rê và chỗ nghỉ tay) có dung lượng 26 Wh trong khi cục pin nhỏ hơn gắn sau (nằm dưới bản lề) có dung lượng 23,5 Wh, như vậy tổng dung lượng pin trong máy là 48,5 Wh.

​Thử nghiệm với PCMark 8 Home với độ sáng 75% thì thời lượng sử dụng pin đạt 4 giờ 31 phút. PCMark 8 Home mô phỏng lại hầu hết các tác vụ văn phòng như lướt web, soạn thảo văn bản, gọi hội thoại video, chơi game nhẹ, chỉnh sửa hình ảnh, nhiều ứng dụng chạy cùng và CPU thường đổi tải thường xuyên.

Nếu sử dụng để xem phim trực tuyến như YouTube với cùng mức sáng 75% thì thời lượng sử dụng có thể kéo dài đến khoảng 5 giờ 30 phút. Nếu chỉnh xuống mức sáng 50%, mình sử dụng làm việc nhẹ và nghe nhạc với âm lượng 50% vào ban đêm thì ước lượng thời lượng pin có thể lên đến 6 giờ. Như vậy cũng tùy vào cường độ sử dụng và loại tác vụ, thời lượng pin trung bình của T470s vào khoảng hơn 5 giờ, nó vẫn khá lâu nhưng chưa thể đáp ứng được cả ngày làm việc.

Kết luận:

​Như vậy sau nhiều năm thì giờ anh em yêu ThinkPad đã có thể mua T470s chính hãng mà không cần phải tìm mua hàng xách tay hay đợi hàng dự án xả ra. So với những phiên bản trước và dòng ThinkPad nói chung, T470s là một chiếc máy tốt và khá toàn diện. Nó vẫn sở hữu những gì đặc trưng nhất của ThinkPad với thiết kế, chất liệu chế tạo, độ bền, hệ thống nhập liệu với bàn phím, TrackPoint, bàn rê đều tuyệt vời. Thêm vào đó cấu hình của T470s đã được nâng cấp đáng kể với CPU tiết kiệm điện năng hơn, SSD tốc độ cao và cổng Thunderbolt 3 mở rộng nhiều tính năng và nhiều kết nối cao cấp. Trọng lượng và kích thước của máy dù chưa mỏng nhẹ vượt trội như dòng ThinkPad X1 Carbon nhưng vẫn mang tính di động cao. Mặc dù vậy, ThinkPad T470s cũng có những điểm mình chưa thích, chẳng hạn như viền màn hình vẫn dày, nếu mỏng như ThinkPad X1 Carbon thì sẽ tuyệt vời hơn nhiều hay bàn rê tự dưng lại có cái khe phân tách rất hụt hẫn. Nhìn chung Lenovo vẫn sẽ nâng cấp T470s trong năm tới và những khuyết điểm này có thể sẽ được loại bỏ.

Điểm mạnh T470s

  • Thiết kế gọn nhẹ, đậm chất ThinkPad T, rất chắc chắn;
  • Nhiều cổng kết nối cao cấp, có USB-C hỗ trợ sạc + Thunderbolt 3;
  • Bàn phím tuyệt vời, TrackPoint chính xác, bàn rê nhạy;
  • Màn hình có độ tương phản cao, hợp để làm việc và giải trí;
  • Loa lớn, tối ưu về hội thoại;
  • Cảm biến vân tay nhạy, dễ dùng;
  • Hiệu năng tốt với ổ SSD rất nhanh;
  • Vận hành mát mẻ.

Theo https://tinhte.vn/

Những mẫu laptop HĐH Window mỏng nhẹ đẹp 2018

Nếu bạn cần một chiếc laptop mỏng nhẹ nhưng vẫn có cấu hình mạnh mẽ để đáp ứng mọi công việc thì đây là những lựa chọn đáng chú ý nhất

DELL XPS

Cấu hình cao nhất sử dụng vi xử lý Intel Core i7-8550U 4 lõi, 16GB RAM, 512GB SSD và trang bị cả màn hình cảm ứng 4K

XPS 13 có viền màn hình mỏng ấn tượng, cấu hình mạnh mẽ tuy nhiên lại thiếu vắng cổng USB tiêu chuẩn, chỉ trang bị 2 cổng Thunderbolt 3, 1 cổng USB Type-C 3.1 và đầu đọc thẻ MicroSD.

Day la 9 mau laptop mong nhe, dung tot nhat nam 2018 hinh anh 9
Với card đồ họa rời, mẫu máy này có thể chơi tốt các game trung bình. Nó cũng được bổ sung cổng HDMI, đầu đọc thẻ SD và cổng USB 3.1 tiêu chuẩn so với phiên bản XPS 13.

HP Folio G1

EliteBook Folio G1 được xem là đối thủ nặng ký của Apple MacBook 12 bởi máy có thiết kế vỏ nhôm cắt CNC, không quạt, mỏng chỉ 12,4 mm và nặng 0,99 kg. So với MacBook 12 thì EliteBook Folio G1 mỏng hơn một chút nhưng nặng hơn 0,07 kg. Là một chiếc máy thuộc dòng EliteBook nên Folio G1 cũng đạt tiêu chuẩn độ bền MIL-STD 810G4 và trải qua 120.000 giờ thử nghiệm theo quy trình Total Test Process của HP.

Điểm đáng chú ý tiếp theo là máy được trang bị màn hình 12,5″ IPS có độ phân giải Ultra HD bên cạnh tùy chọn cảm ứng Full HD. Với tùy chọn Ultra HD 4K, màn hình của Folio G1 đạt mật độ điểm ảnh 352 ppi và với độ bao phủ 95% dải màu Adobe RGB.


Viền màn hình khá mỏng và được che phủ bởi một tấm kính tràn sát viền. Phần viền màn hình và viền bao quanh nội thất máy đều được vát kim cương tinh xảo. Thêm vào đó, bản lề của máy được thiết kế khá đẹp, mạ chrome và góc mở linh hoạt đến 180 độ.


Bên cạnh màn hình, HP cũng đã phối hợp với bộ phận Skype của Microsoft để đưa hệ thống microphone chống nhiễu, tối ưu cho hội thoại VoIP, Skype Business lên EliteBook Folio G1 cùng với hệ thống âm thanh 4 loa B&O được tinh chỉnh kỹ càng, mang lại chất lượng âm thanh chi tiết, chính xác và độ lớn âm thanh đầu ra thêm 40% so với các phiên bản Folio trước đây.


HP trang bị cho Folio G1 bàn phím HP Premium Keyboard, chưa rõ trải nghiệm nhập liệu như thế nào nhưng có thể dự đoán nó được tinh chỉnh hành trình phím hoặc xương phím để mang lại cảm giác bấm tốt hơn, đây là một điểm hạn chế của những chiếc máy mỏng vốn có hành trình phím nông. Ngoài ra, bàn rê trên Folio G1 còn được phủ kính, hỗ trợ đa điểm.

Máy có 2 cổng USB-C để kết nối với thiết bị ngoại vi cũng như sạc pin cho máy. Dĩ nhiên muốn có thêm các cổng USB hay HDMI thì bạn cần phải mua thêm một chiếc adapter chuyển đổi. HP có bán một chiếc dock hỗ trợ nhiều cổng có tên HP USB-C Travel Dock, giá $120.


Về cấu hình, EliteBook Folio G1 được trang bị cấu hình đủ mạnh để làm việc văn phòng và thời lượng pin đủ lâu cho 1 ngày làm việc:

  • CPU: Intel Core M3/M5 hoặc M7 thế hệ Skylake, hỗ trợ công nghệ vPro.
  • GPU: Intel HD Graphics 515;
  • RAM: 8 GB DDR4;
  • Ổ cứng: PCIe SSD nhiều tùy chọn dung lượng;
  • Khác: tùy chọn bảo mật vân tay;
  • Pin: 10 giờ;
  • OS: Windows 10 Pro 64-bit;

HP EliteBook 1040 G3:


Bên cạnh Folio G1, HP cũng đã nâng cấp cho dòng EliteBook 1040 lên thế hệ thứ 3. Những thay đổi chủ yếu đến từ phần cứng và tùy chọn cổng kết nối. Máy vẫn được chế tạo bằng hợp kim nhôm và ma-giê, mỏng khoảng 15,7 mm và nặng khoảng 1,3 kg. Với số đo này, EliteBook 1040 G3 có thể nói là một trong những chiếc laptop doanh nhân mỏng nhất hiện nay và dĩ nhiên máy cũng đáp ứng yêu cầu về độ bền MIL-STD 810G, chống va đập nhẹ, bụi, shock và ẩm.

Điểm nâng cấp đáng chú ý nhất trên EliteBook 1040 là HP đã tích hợp nhiều cổng kết nối kích thước tiêu chuẩn vào chiếc máy này mặc dù có thiết kế mỏng. Theo đó, EliteBook 1040 G3 có 2 cổng USB 3.0, 1 cổng microUSSB, 1 cổng HDMI, khe đọc thẻ SmartCard và khe đọc thẻ microSD.


EliteBook 1040 G3 được trang bị màn hình 14″ với 2 tùy chọn độ phân giải Full HD hoặc QHD, có hoặc không có cảm ứng. Ngoài ra, EliteBook 1040 G3 cũng dùng hệ thống loa B&Q, kèm theo đó là phần mềm giảm nhiễu HP Noise Reduction và Clear Sound Amp mang lại trải nghiệm gọi VoIP tốt hơn.


Máy được tích hợp nhiều tính năng bảo mật gồm HP Sure Start, HP Client Security, HP BIOSphere và cảm biến vân tay. Dưới đây là một số thông tin về cấu hình:

  • CPU: Intel Core i3/i5 hoặc i7 thế hệ Skylake, hỗ trợ công nghệ vPro;
  • GPU: Intel HD Graphics tích hợp;
  • RAM: 16 GB DDR4;
  • Ổ cứng: PCIe SSD tối đa 512 GB;
  • OS: Windows 10 Pro 64-bit;

HP EliteBook 800 G3:


Dòng máy doanh nhân bán chạy nhất của HP đã được nâng cấp nhẹ về thiết kế. Dòng EliteBook 800 G3 bao gồm 3 phiên bản màn hình là 820 G3 (12,5″), 840 G3 (14″) và 850 G3 (15,6″) với nhiều tùy chọn độ phân giải HD, Full HD và QHD. Riêng 2 phiên bản 840 G3 và 850 G3 có thêm tùy chọn Ultra HD.

Tất cả các phiên bản đều được chế tạo bằng chất liệu nhôm – ma-giê, đáp ứng tiêu chuẩn độ bền MIL-STD và được trang bị bàn phím DuraKeys – loại bàn phím được thiết kế bền dành cho môi trường doanh nghiệp mà theo HP không bao giờ bay chữ qua thời gian sử dụng.


Về cấu hình, EliteBook 800 G3 được nâng lên cấu hình mới nhất với nhiều tùy chọn CPU Intel Core i3/i5 hoặc i7 thế hệ Skylake, RAM tối đa 16 GB DDR4 và nhiều tùy chọn bộ nhớ, tối đa 512 GB SSD hoặc 1 TB HDD. Riêng phiên bản 850 G3 như thường lệ có thêm tùy chọn GPU rời AMD Radeon R7 M365X.

Dòng EliteBook 800 G3 mới dự kiến sẽ lên kệ ngay trong tháng 1 này với mức giá khởi điểm từ $950 cho phiên bản 820 G3.

Theo https://news.zing.vn và https://tinhte.vn/


Nên mua MacBook hay Mac Mini

Đây là câu hỏi mình nhận được khá nhiều sau khi post bài Review Mac Mini 2018. Thật ra thì cũng hợp lý khi hỏi như thế, do Mac Mini hiện đang là cách rẻ nhất để bạn có thể trải nghiệm macOS thực thụ cũng như có được giải pháp máy tính cấu hình ổn cho rất nhiều nhu cầu từ văn phòng cho đến media. Nhưng MacBook cũng có những giá trị riêng của nó, và đây là cái mà mình suy nghĩ nếu phải chọn giữa MacBook và Mac Mini.

1. MacBook di động được, Mac Mini thì không

Rõ ràng Mac Mini là máy bàn, bạn không thể di chuyển nó đi được. Ngay cả khi bạn chỉ di chuyển từ nhà lên công ty và ngược lại, ở mỗi nơi bạn đều có sẵn đầy đủ màn hình bàn phím thì việc đem đi Mac Mini đi lại cũng không phải là ý hay. Laptop có lợi thế cực lớn là khi nào bạn mở ra xài cũng được, tính di động rất cao và luôn đảm bảo việc của bạn được hoàn tất.

Đây cũng là lý do chính mình khuyên anh em nên mua MacBook trước đi. Có thể nó yếu hơn một chút, có thể nó đắt hơn, nhưng nó đảm bảo 100% việc của bạn được thực hiện dù bạn chỉ ngồi một chỗ hay bạn có việc phải di chuyển. Đó là chưa kể đến việc đôi khi bạn phải đem máy vào phòng họp để thuyết trình, hay chỉ đơn giản là vác máy sang ngồi ở phòng ban khác để hoàn thành công việc của mình. Chỉ nên mua Mac Mini khi bạn chắc rằng mình không bao giờ làm những thứ trên.


2. Mac Mini phải sắm thêm màn hình, bàn phím

Giá khởi điểm cho Mac Mini 2018 là 799$, tất thơm so với con số 1199$ của chiếc MacBook Air 2018, hiện đang là mẫu MacBook rẻ nhất Apple có bán (không tính Air đời cũ). Với số tiền 799$, bạn vẫn phải sắm thêm bàn phím, loại ngon cũng thêm cả 1 triệu đồng (50$), rồi thêm màn hình tầm 200$ nữa (nếu bạn muốn lên màn hình 4K cho đúng chuẩn Retina nhìn đã mắt thì số tiền phải đắt hơn, 500$ trở lên). À còn chuột nữa, mà thôi mấy em Logitech ngon lành cũng chỉ 300-400k nên tạm xem là nhỏ không đáng quan tâm.

Cộng tất cả khoản trên lại, có khi một chiếc Mac Mini chạy được cũng tốn của bạn cả 1000$ rồi, có khi còn hơn thế, trong khi bạn lại không di động được. Đây là chuyện bạn nhớ cân nhắc kĩ khi đi mua Mac Mini nhé. Nếu bạn có sẵn màn hình, bàn phím rồi thì không sao.


3. CPU của Mac Mini mạnh hơn MacBook 12, MacBook Air và MacBook Pro 13″

Ở đây mình đang nói tới bản dùng Core i5, là bản cao cấp hơn của Mac Mini 2018 với giá khởi điểm 1099$. Chiếc Mac Mini này sử dụng CPU i5 đời 8, nó có 6 nhân và trong thử nghiệm thực tế của mình thì những việc cần đến CPU nhiều như xuất data, tính toán, dự báo nguồn lực, dự báo mức tiêu thụ sản phẩn… thì kết quả chạy ngang với chiếc MacBook Pro 15″ 2016 của mình và nhanh hơn so với MacBook Air 2018, cũng nhanh hơn so với MacBook Pro 13″.

Trích lại sức mạnh của CPU từ bài review mình viết tuần trước:

Chip Core i5 trong bản mình mua có mã đầy đủ là Core i5-8500B, thuộc thế hệ thứ 8 Coffee Lake. Mình không tin 100% vào điểm benchmark, nhưng nó vẫn là một con số để tham khảo và ước lượng được sức mạnh của chip so với những dòng khác ra sao nên mình có lên trang CPU Benchmark coi thử thì thấy mức hiệu năng của nó cũng khá ổn nên mới quyết định xuống tiền. Để đảm bảo mọi thứ chạy được, mình ra Apple Store, tải về các phần mềm mình hay chạy trên Mac Mini để biết chắc rằng việc của mình sẽ được xử lý tốt.


Và việc thử nghiệm, nghiên cứu kĩ càng đã đúng. Bản Core i5 của Mac Mini 2018 có thể xử lý mượt mà tất cả mọi thao tác bình thường của 1 chiếc máy tính, nó có thể xuất phiim 4K nhanh, gọn khi edit đơn giản bằng iMovie và tất cả tool data hay lập trình của mình đều hoạt động hoàn hảo không có gì phải phàn nàn. Thực ra các tool dạng này đều được thiết kế để chạy được trên cả những máy cũ nữa nên Mac Mini 2018 dư sức chạy được chúng. Mình ghi chi tiết ra để anh em tham khảo nếu cần nhé:

  • Word, Excel, PowerPoint: mượt mà, không vấn đề gì
  • Web với Chrome, Safara, Firefox: đương nhiên ngon lành
  • Chỉnh video 4K với iMovie: lúc chỉnh và chèn hiệu ứng, chữ nghĩa không bị giật hình, khi xuất khá nhanh. Video này là 4K@60fps mình quay từ iPhone
  • Chỉnh hình ảnh với Photoshop, Lightroom: nhanh mượt, hiệu ứng áp dụng ngay, không phải chờ gì
  • Lập trình: tất cả mọi loại scripting language như Python, PHP, Node JS, các công cụ data hơi bự chút như TensorFlow, Jupyter Notebook, Pandas, Scikit Learn… đều hoạt động ngon lành
  • Pentaho Data Integration, một công cụ data chạy rất nặng và ăn CPU / RAM cực nhiều: cũng chạy tốt không vấn đề gì
  • Tất cả những thứ trên có thể diễn ra khi mình xuất hình ảnh ra màn hình 4K qua cổng USB-C

Nói kĩ hơn về vụ xuất phim 4K, mình test với 1 file phim 1 phút import từ iPhone vào máy thì Mac Mini 2018 có thể xuất nó ra trong vòng 3 phút. Trên chiếc MacBook Pro 2016 của mình cũng mất thời gian tương đương như thế này. Lưu ý rằng việc xuất phim cần CPU nhiều hơn là GPU.

4. Mac Mini có nhiều cổng kết nối hơn

Đây là lợi thế lớn, Mac Mini có nhiều cổng kết nối hơn hẳn so với MacBook. Nếu bạn thường xuyên phải làm việc với phụ kiện USB-A đời cũ thì có lẽ Mac Mini sẽ làm bạn hài lòng hơn. Nhưng liệu bạn có làm nhiều tới mức đó không? Cái này thì chỉ có bạn mới trả lời được.

Chốt lại: mình khuyên các bạn không nên mua Mac Mini khi chưa có MacBook, hoặc bạn chỉ nên mua Mac Mini khi bạn chắc rằng việc của mình không bao giờ phải đi tới đi lui hay xách máy đi họp. MacBook tuy yếu hơn 1 tí, mắc hơn 1 tí nhưng tính cơ động thì Mac Mini không thể nào sánh bằng được. MacBook sẽ là lựa chọn an toàn hơn trong đa số trường hợp dùng máy tính

Theo tinhte.vn